Thứ Hai, 27 tháng 4, 2020

TP.HCM lần đầu tổ chức giải đua xe đạp online: Phiên bản ảo nhưng vẫn phải đạp xe như thường, mệt hơn cả đua thật ngoài đời

Giải đua xe đạp tranh Cúp truyền hình 2020 mang tên Niềm Tin Chiến Thắng là giải đấu thực tế ảo đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu thi đấu của VĐV cũng như theo dõi của người hâm mộ, đồng thời thực hiện đúng theo chỉ đạo của Chính phủ.

TP.HCM lần đầu tổ chức giải đua xe đạp online: Phiên bản ảo nhưng vẫn phải đạp xe như thường, mệt hơn cả đua thật - Ảnh 1.

Các vận động viên được BTC giải cung cấp đồng bộ các trang thiết bị như dây đo nhịp tim, rulo điện tử, màn hình hiển thị và thi đấu tại địa điểm được chỉ định sẵn. Ảnh: H. Nguyên

Tham dự giải đấu đặc biệt này là các vận động viên (VĐV) đến từ 5 đội đua chuyên nghiệp, gồm Đội Mega Market TP HCM, Bikelife Đồng Nai, Dược Domesco, đội Quân khu 7 và đội Lộc Trời An Giang. Giải đấu bao gồm sáu chặng thi đấu (lộ trình khoảng 50 km chặng) hội tụ đầy đủ các cung đường leo; đổ đèo, dốc, đường trường, diễn ra trong sáu ngày (từ 24 đến 29-4).

Tuy nhiên, thay vì diễn ra ngoài thực địa, các VĐV sẽ có cơ hội được đối đầu với nhau trong một giải đấu trực tuyến được tổ chức bởi HTV thông qua ứng dụng có tên gọi Zwift.

Đua xe ‘ảo’ nhưng phải đạp thật

Zwift là ứng dụng thực tế ảo dành cho việc tập luyện đạp xe trong Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog nhà, cho phép người chơi ‘nhập vai’ thành một vận động viên đạp xe, tham gia tranh tài với các người chơi khác trên toàn thế giới thông qua tính năng chơi mạng.

Tuy nhiên, bạn sẽ không thể trải nghiệm Zwift bằng các thiết bị điều khiển thông thường như tay cầm, chuột và bàn phím. Thay vào đó, việc đua xe đạp trực tuyến thông qua ứng dụng Zwift yêu cầu người chơi phải sở hữu một bộ xe đạp giả lập.

TP.HCM lần đầu tổ chức giải đua xe đạp online: Phiên bản ảo nhưng vẫn phải đạp xe như thường, mệt hơn cả đua thật - Ảnh 2.

Để thi đấu trong Zwift, các vận động viên sẽ sử dụng bộ xe đạp giả lập có trang bị rulo điện tử

Khác với các máy đạp xe tại chỗ thông thường, bộ xe đạp giả lập trang bị một bộ phận được gọi là rulo điện tử, được gắn vào bánh sau của xe. 

Với giá bán có thể lên tới vài chục triệu đồng, rulo điện tử tích hợp các cảm biến tốc độ, cảm biến vòng đạp và thiết bị thu phát Bluetooth, đồng bộ hóa trực tiếp với PC, smartphone, tablet đã cài đặt ứng dụng ZWIFT. Khi kết nối thành công, thông số của của VĐV khi đạp xe đều được rulo điện tử ghi nhận và tải trực tiếp lên server của ZWIFT. Dựa trên các dữ liệu này, tốc độ đạp của VĐV sẽ được tái hiện và mô phỏng một cách chính xác trong ZWIFT. 

TP.HCM lần đầu tổ chức giải đua xe đạp online: Phiên bản ảo nhưng vẫn phải đạp xe như thường, mệt hơn cả đua thật - Ảnh 3.

Giao diện đồ họa của ứng dụng ZWIFT. Thông số của của VĐV khi đạp xe đều được rulo điện tử ghi nhận và tải trực tiếp lên server của ZWIFT.

Đặc biệt, động cơ điện ở trong rulo điện tử sẽ có nhiệm vụ tăng tốc hoặc hãm bánh xe, tạo cho tay đua cảm giác như đang chạy với những độ dốc khác nhau, thậm chí là cả độ bám đường của bánh xe tùy theo các điều kiện thời tiết khác nhau trong ZWIFT. Nhờ đó, các VĐV mặc dù tham dự một giải đấu 'ảo' nhưng vẫn phải đạp xe 'như thật'!

Đua xe ảo…mệt hơn đua xe thật

So với việc đạp xe ngoài đời thực, các cuộc đua xe ‘ảo’ vẫn có nhiều điểm rất khác biệt. Chẳng hạn, các yếu tố như địa hình đường đua, sức gió hay điều kiện thời tiết, vốn có thể tác động tới thành tích thi đấu gần như không thể mô phỏng chính xác hoàn toàn trong các giải đua xe đạp trực tuyến.

TP.HCM lần đầu tổ chức giải đua xe đạp online: Phiên bản ảo nhưng vẫn phải đạp xe như thường, mệt hơn cả đua thật - Ảnh 4.

Do đua thực tế ảo nên VĐV chỉ việc thi đấu ở trục sự CLB hoặc tại nhà, đại diện BTC sẽ đến tận nơi gắn thiết bị kỹ thuật và giám sát để tránh gian lận (Ảnh chụp màn hình)

Đáng chú ý, theo tiết lộ của một số tay đua chuyên nghiệp tại Việt Nam, những kĩ thuật (hay chiến thuật) đường được dùng ngoài đời thực đều không thể áp dụng 100% trong đua xe đạp thực tế ảo, đơn cử như kĩ thuật ‘núp gió’. Đây là kĩ thuật thường được các VĐV sử dụng để hồi lại sức, khi họ có thể ngừng đạp một thời gian nhất định và nương theo sức gió và lực hút của đồng đội phía trước để di chuyển.

TP.HCM lần đầu tổ chức giải đua xe đạp online: Phiên bản ảo nhưng vẫn phải đạp xe như thường, mệt hơn cả đua thật - Ảnh 5.

Không ít VĐV đã phải thừa nhận, đua xe đạp online khó khăn hơn rất nhiều so với khi đạp xe ngoài đời thực.

Trong ứng dụng Zwift, khi thực hiện kĩ thuật này, các vận động viên vẫn có thể thấy được cảm giác đạp nhẹ hơn so với người đi đầu, tất cả là nhờ vào việc game sẽ tự điều chỉnh rulo nặng nhẹ khác nhau tùy theo tình huống đang diễn ra. Tuy nhiên, nếu người điều khiển xe ngừng đạp, xe cũng sẽ ngừng di chuyển trong game. Do vậy, các VĐV bắt buộc phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ cho tới tận cuối chặng đua. 

Không ít VĐV đã phải thừa nhận, đua xe đạp online…mệt và tốn thể lực hơn rất nhiều so với khi đạp xe ngoài đời thực. Tuy nhiên, việc tham dự một giải thi đấu trực tuyến như "Niềm tin chiến thắng" chắc chắn sẽ mang đến một trải nghiệm mới cho các VĐV, cũng như cho chính các khán giả đam mê theo dõi bộ môn này.

Giải đua xe đạp thực tế ảo "Niềm tin chiến thắng" sẽ diễn ra liên tục trong sáu chặng với tổng lộ trình 250 km, diễn ra trong sáu ngày (từ 24 đến 29-4). Giải đấu sẽ được Đài Truyền hình TP HCM chuyển tải trực tiếp qua các kênh HTV9 và HTV Thể Thao vào 9 giờ 30 mỗi ngày. Bạn đọc cũng có thể xem trực tiếp giải đấu thông qua mạng xã hội Lotus tại đây:

https://live.lotus.vn/duaxeao-2604

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét